Các vị trí trong ngân hàng đảm nhận công việc gì? Cần có kỹ năng gì?

Mô tả: Ngân hàng sẽ có đa dạng các vị trí công việc khác nhau. Bài viết này sẽ giúp bạn biết được chuyên môn, trách nhiệm cũng như kỹ năng cần có khi làm việc trong lĩnh vực này.

Tài chính ngân hàng là một trong những lĩnh vực ngành nghề năng động và nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ. Tuy nhiên các vị trí trong ngân hàng rất đa dạng, bạn phải hiểu rõ được công việc đó, xem xét bản thân có phù hợp hay không trước khi lựa chọn và gắn bó với ngành nghề. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn một số những vị trí công việc trong ngân hàng mà bạn có thể ứng tuyển vào.

Nhân viên giao dịch

Giao dịch viên ngân hàng là bộ phận trực tiếp làm ở các quầy giao dịch của ngân hàng và đảm nhiệm các công việc như nộp tiền, rút tiền, mở tài khoản và xử lý các thông tin tài khoản. Nhân viên giao dịch là người trực tiếp giải quyết mọi thắc mắc dành cho khách hàng, vì thế đòi hỏi bạn phải có kỹ năng giao tiếp tốt và khéo léo.

Nhân viên quản lý rủi ro

Nhân viên quản lý rủi ro là bộ phận rất quan trọng của doanh nghiệp, đối với ngân hàng thì bộ phận này lại càng quan trọng hơn. Công việc quản lý rủi ro yêu cầu nhân viên phải có kỹ năng phân tích các dự án và dự báo được những rủi ro sắp xếp đến đồng thời đưa ra những kế hoạch để giảm thiểu kịp thời những vấn đề xảy ra cho doanh nghiệp.

Để trở thành một nhân viên quản lý rủi ro, bạn phải có một số những kỹ năng quan trọng như kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng dự đoán và  kỹ năng lập kế hoạch. Bởi lẽ một người quản lý rủi ro phải có tầm nhìn xa, phải dự đoán được nhu cầu thị trường trong tương lai qua đó nhận định được những rủi ro để điều chỉnh và đưa ra giải pháp cho doanh nghiệp.

Nhân viên thanh toán quốc tế

Công việc thường ngày mà một chuyên viên thanh toán quốc tế đảm nhận là cung cấp các dịch vụ chuyển tiền, phát hành và một số công việc khác liên quan đến dịch vụ thanh toán quốc tế của khách hàng. Bên cạnh đó còn đảm nhận công việc tiếp nhận hồ sơ cho khách hàng, lưu trữ và giải quyết các thắc mắc về vấn đề thanh toán quốc tế trong phạm vi cho phép.

Đối với một nhân viên thanh toán quốc tế thì chắc chắn bạn phải giỏi tiếng Anh. Lĩnh vực này yêu cầu bạn phải tiếp xúc và làm việc trực tiếp với rất nhiều văn bản, hồ sơ bằng tiếng Anh. Thế nên, thành thạo tiếng Anh sẽ là một lợi thế nếu bạn yêu thích công việc này.

Nhân viên kinh doanh

Nhân viên kinh doanh thực chất là bộ phận sale và đảm nhận công việc tư vấn các sản phẩm tín dụng cho khách hàng. Bên cạnh đó, vị trí này còn có trách nhiệm trong việc chăm sóc khách hàng, giải đáp và tiếp thị thông qua các kênh bán hàng của doanh nghiệp như điện thoại, email, mạng xã hội…

Để trở thành một nhân viên kinh doanh giỏi, bạn phải trang bị cho mình kỹ năng giao tiếp hiệu quả và kỹ năng thuyết phục khách hàng. Khi bạn giao tiếp tốt, bạn sẽ nhận được sự tin tưởng của khách hàng và khả năng mua hàng là rất cao. Thế nên, hãy thường xuyên trau dồi kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán cũng như thuyết phục khách hàng nếu bạn muốn gắn bó lâu dài với công việc nhân viên kinh doanh.

Nhân viên phân tích tài chính

Công việc phân tích tài chính là phân tích các xu hướng tài chính, biến động thị trường qua đó đưa ra các báo cáo kinh doanh, báo cáo kế toán để tư vấn tài chính cho doanh nghiệp và khách hàng. Để làm tốt công việc này, yêu cầu nhân viên phải có một tầm nhìn chiến lược, hiểu rõ được nhu cầu thị trường và những biến động kinh tế sắp xảy đến. Bên cạnh đó đòi hỏi bạn phải là người tỉ mỉ và cẩn thận trong từng con số bởi ngành nghề này yêu cầu bạn phải làm việc liên tục với biểu đồ và con số.

Nhân viên tín dụng ngân hàng

Nhân viên tín dụng ngân hàng phải tìm kiếm các khách hàng tiềm năng muốn vay vốn, tư vấn hình thức vay phù hợp với họ và thực hiện các hợp đồng vay vốn cho khách hàng. Công việc này cũng giống như nhân viên kinh doanh đòi hỏi bạn phải có kỹ năng giao tiếp, hoạt bát và nhiệt tình trong việc hỗ trợ và tư vấn các hình thức vay vốn cho khách hàng.

Nhân viên vận hành

Kiểm soát và giám sát các hoạt động làm việc của chi nhánh ngân hàng, giúp chi nhánh làm việc đúng theo kế hoạch và nguyên tắc mà cấp trên đã đặt ra là công việc của nhân viên vận hành. Hơn thế nữa, công việc này yêu cầu bạn phải làm việc chăm chỉ, có tinh thần trách nhiệm và kỷ luật, thường xuyên kiểm tra công tác vận hành của công ty, qua đó phát hiện và sửa chữa kịp thời các hoạt động làm sai quy trình đã đặt ra.