Ngành công nghiệp tỉnh Khánh Hòa phát triển mạnh mẽ

Ngay từ đầu năm, Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa có chính sách đẩy mạnh công nghiệp để hỗ trợ tìm việc làm cho người lao động và một phần ổn định việc làm Khánh Hòa, phát triển kinh tế địa phương, phát triển khu công nghiệp Khánh Hòa.

Những kết quả khả quan

Trong quý đầu tiên của năm 2018, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh tăng 6,33% so với cùng kỳ. Cụ thể là, đường tăng 3,5%, điện tăng 10%,… Nổi bật là yến sào và thức uống bổ dưỡng tăng 69%, bia tăng 22%. Trong thời gian tới, các sản phẩm này có thể tiếp tục tăng do cả Công ty Yến Sào Khánh Hòa và Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn đã mở rộng quy mô sản xuất trong khu công nghiệp Khánh Hòa và tìm thấy những đơn đặt hàng lớn.

Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh, ông Trần Văn Ngoạn, cho biết: “Sự tăng trưởng đã vượt quá mong đợi trong khi ngành công nghiệp của tỉnh đã bị tổn hại nặng nề do cơn bão Damrey gây ra vào cuối năm 2017. Chúng tôi nghĩ rằng sẽ mất một khoảng thời gian dài hơn để phục hồi ngành công nghiệp. Tuy nhiên, ngay trong quý đầu tiên của năm 2018, thiệt hại đã được khắc phục, sản lượng đã được phục hồi và tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Đây là một dấu hiệu tốt”.

Để đạt được những kết quả khả quan kể trên, ngay sau cơn bão Damrey, chính quyền tỉnh đã hỗ trợ khu công nghiệp Khánh Hòa, các doanh nghiệp bị thiệt hại như giảm thuế, bảo hiểm xã hội, vay vốn ngân hàng, tiền thuê đất,… Cho đến nay, hầu hết các doanh nghiệp đã khôi phục trở lại như trước, ổn định việc làm Khánh Hòa. Một số doanh nghiệp có nhiều đóng góp vào ngân sách nhà nước địa phương như Hyundai Vinashin, Khatoco,… cũng như các công ty dệt may đã tăng trưởng sản xuất và số lượng đơn đặt hàng so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngành công nghiệp tiếp tục tăng trưởng

Khu công nghiệp Khánh Hòa dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng vì nó có đầy đủ các điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ. Đáng chú ý là 8 dự án tại Khu kinh tế Vân Phong với tổng vốn đầu tư 1400 tỷ đồng đã được xây dựng. Các cụm công nghiệp mới như Sông Cầu, Trảng É,… đang hoàn thiện cơ sở hạ tầng để kêu gọi các nhà đầu tư thứ cấp. Khi các khu công nghiệp và cụm công nghiệp đi vào hoạt động thì sẽ góp phần vào sự phát triển kinh tế của tỉnh và tạo thêm nhiều cơ hội tìm việc làm cho người lao động.

Ngoài ra, rất nhiều dự án năng lượng mặt trời sẽ phần nào thúc đẩy ngành công nghiệp của tỉnh. Các dự án này sẽ giải quyết vấn đề năng lượng cho ngành công nghiệp, tăng trưởng việc làm Khánh Hòa và đóng góp cho ngân sách nhà nước địa phương cũng như sự phát triển của tỉnh.

Ông Trần Sơn Hải, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, xác nhận: “Để nâng cao nền kinh tế của tỉnh sau cơn bão Damrey, ngành công nghiệp đóng một vai trò vô cùng to lớn. Hiện nay tỉnh đang tạo điều kiện cho các khu công nghiệp và các cụm công nghiệp đi vào hoạt động sớm để hỗ trợ người dân tìm việc làm, tạo ra nguồn thu mới cho ngân sách nhà nước địa phương. Bên cạnh đó, tỉnh sẽ tiếp tục các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh để thu hút các nhà đầu tư tiềm năng.”

Diên Khánh – Khánh Hòa tiếp tục tìm kiếm mô hình kinh tế hiệu quả

Huyện Diên Khánh đang dẫn đầu về số lượng so với các địa phương khác ở tỉnh Khánh Hòa khi có 10 xã đạt tiêu chí nông thôn mới. Trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục tìm kiếm các phương pháp và mô hình kinh tế hiệu quả để hỗ trợ tìm việc làm, cũng như tăng thu nhập cho người dân địa phương. Huyện đang càng ngày càng trở thành điểm thu hút tiềm năng cho việc làm Khánh Hòa.

Những cột mốc đáng chú ý

Theo báo cáo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa, nổ lực triển khai các kế hoạch nhằm xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới và đã gặt hái được những thành quả nổi bật. Trong giai đoạn năm 2011 – 2015, huyện Diên Khánh có 7 xã nông thôn mới. Tiếp nối hiệu quả kinh tế đó, từ năm 2016 đến nay, huyện có thêm nhiều xã nông thôn mới. Xã Diên Thạnh đã đặt quyết tâm và dự kiến sẽ là xã nông thôn mới vào năm 2018; Diên Bình, Diên Lộc và Suối Tiên – vào năm 2019 và 2020. Đến năm 2020, Diên Khánh sẽ phấn đấu để có 14 xã nông thôn mới đạt chuẩn. Ba xã còn lại – Diên Đồng, Diên Xuân và Diên Tân sẽ được đầu tư và hoàn thành trong giai đoạn 2020 – 2025.

Song song với việc duy trì mức độ đạt chuẩn của các xã nông thôn mới, huyện cũng tập trung phát triển nguồn nhân lực, tạo cơ hội tìm việc làm cho người dân, từ đó nâng cao chất lượng việc làm Khánh Hòa và góp phần cho sự phát triển của khu công nghiệp Khánh Hòa.

Theo lãnh đạo của huyện, trong những năm gần đây, với khoảng 4000ha 2 vụ lúa, Diên Khánh đã tạo nên khoảng 1700ha sản xuất lúa giống kết hợp với các doanh nghiệp, chủ mua, phần nào giúp tăng thu nhập cho người nông dân. Ngoài ra, huyện Diên Khánh còn có lợi thế vì nằm ở ngay trung tâm của tỉnh Khánh Hòa, cạnh thành phố Nha Trang và được bao quanh bởi khu công nghiệp Suối Dầu, cụm công nghiệp Đắc Lộc, cụm công nghiệp Vĩnh Phương, cụm công nghiệp Sông Cầu,… Những nơi này đóng vai trò vô cùng to lớn cho việc làm Khánh Hòa, tạo cơ hội tìm việc làm và tăng thu nhập cho người lao động ở Diên Khánh. Đồng thời, những nơi đó còn giúp mười khu vực nông thôn mới đạt được các tiêu chuẩn quan trọng của một trong những khu công nghiệp Khánh Hòa như ổn định thu nhập, đảm bảo chất lượng lực lượng lao động, giải quyết vấn đề hộ dân cư nghèo,…

Theo Đảng bộ huyện, trong quá trình xây dựng nông thôn mới, Đảng, chính quyền và nhân dân Diên Khánh sẽ tham gia phát triển sản xuất và tăng thu nhập cho người dân địa phương. Các chương trình phát triển đã tạo ra những thay đổi tích cực trong cơ cấu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Nông dân không chỉ có thể áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất mà còn có thể tạo ra mối liên hệ giữa nông dân và chủ mua.