Market penetration là gì? Thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực marketing hiện nay được giới đầu tư và các chuyên gia sử dụng để nghiên cứu thị trường. Có thể nói Market penetration chính là thước đo ưa chuộng sản phẩm hay dịch vụ của công ty đang được khách hàng sử dụng, so với tổng thị trường mà doanh nghiệp ước tính ban đầu.
Để hiểu rõ hơn về thuật ngữ Market penetration là gì? Trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp đến khái niệm về Market penetration. Đồng thời gợi ý một số những chiến lược hữu ích để doanh nghiệp của bạn có cách thâm nhập thị trường kinh doanh tốt hơn. Hãy cùng tìm hiểu qua nội dung chi tiết dưới đây:
Market penetration là gì?
Market penetration tiếng Anh mang ý nghĩa là thâm nhập thị trường. Một trong những tiêu chí để đánh giá sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp so với tổng thị trường kinh doanh dịch vụ và sản phẩm đó.
Thâm nhập thị trường còn có thể áp dụng trong việc phát triển chiến lược cạnh tranh nhằm tăng thị phần sản phẩm và dịch vụ so với doanh nghiệp cùng kinh doanh dịch vụ và sản phẩm giống nhau.
Theo đánh giá của những chuyên gia kinh tế hàng đầu hiện nay, việc thâm nhập thị trường được xem là chìa khóa vàng để doanh nghiệp mở rộng thị trường kinh doanh. Nói cách khác, Market penetration chính là tiêu chí được đánh giá dựa trên công thức tỷ lệ xác định giữa số lượng khách hàng thực tế sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ dựa trên số lượng ước tính ban đầu.
Thông qua, Market penetration doanh nghiệp có thể xác định được quy mô hoạt động của thị trường tiềm năng. Nếu thị trường tiềm năng có quy mô kinh doanh lớn, doanh nghiệp có nhiều cơ hội mở rộng kinh doanh. Tuy nhiên nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và mức độ cạnh tranh cao, doanh nghiệp chịu nhiều thử thách hơn khi đối mặt nhiều sản phẩm lĩnh vực của nhiều đối thủ khác. Ngược lại thị trường tiềm năng quy mô nhỏ dễ xảy ra tình trạng bão hòa, doanh nghiệp mất đi cơ hội kinh doanh tốt.
Phương pháp thâm nhập thị trường kinh doanh hiệu quả
Điều chỉnh mức giá hợp lý
Điều đầu tiên doanh nghiệp cần quan tâm khi muốn thâm nhập thị trường thành công, đó chính là có sự điều chỉnh và thống nhất về giá cả chính xác. Quan trọng là phải phù hợp với nhu cầu sử dụng của người dùng để tạo tính cạnh tranh với những đối thủ khác về mức giá cùng ngành hành. Như vậy, doanh nghiệp có thể mở rộng phân khúc khách hàng, tiếp cận nhiều người dùng hơn. Điều này có thể giúp doanh thu của doanh nghiệp tăng vọt nhanh chóng.
Áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi
Điều chỉnh giá chính là bước đầu tiên để mở rộng thị trường kinh doanh. Tiếp theo doanh nghiệp cần tung ra nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thu hút khách hàng, kích thích mua sắm. Nhiều chiến lược khuyến mãi phổ biến như mua 1 tặng 1, tặng voucher giảm giá,… Mục đích chiến lược của chương trình khuyến mãi chính là đánh trúng tâm lý người tiêu dùng. Giúp họ cảm thấy hào hứng và quyết định mua hàng, như vậy chiến lược thâm nhập thị trường của doanh nghiệp đã thành công.
Tạo nhiều kênh phân phối đa dạng
Để sản phẩm đến tay khách hàng, doanh nghiệp không chỉ phân phối duy nhất một kênh duy nhất. Doanh nghiệp cần đến một bộ phận trung gian để đóng vai trò kết nối doanh nghiệp với nhiều đơn vị phân phối, theo hình thức truyền thống hay kênh online. Khách hàng hiện nay có mặt hầu hết kênh online, đây là thị trường tiềm để doanh nghiệp tiềm kiếm khách hàng tiềm năng.
Nâng cao chất lượng sản phẩm
Quá trình cải tiến sản phẩm cần có sự nghiên cứu và đánh giá, phân tích tâm lý khách hàng để đưa ra những lập luận về điểm mạnh và điểm yếu của sản phẩm đang kinh doanh. Kể cả sản phẩm của những đối thủ kinh doanh khác cũng phải có sự nghiên cứu để rút ra kinh nghiệm cải tiếng chất lượng sản phẩm tốt nhất.
Vấn đề cải tiến ở đây bao gồm các phương diện khác nhau, như mẫu mã, bao bì, chất lượng bên trong, bảo quản,… Tìm ra điểm khác biệt sản phẩm với những sản phẩm khác là điều cần thiết doanh nghiệp cần phải làm được. Phát triển nhiều sản phẩm đa dạng để thăm dò thị trường, chọn ra sản phẩm được ưa chuộng nhất để đẩy mạnh chiến lược đầu tư lâu dài về điểm mạnh sản phẩm cạnh tranh.
Tìm kiếm thị trường phát triển tốt hơn
Thay vì tập trung vào thị trường của, doanh nghiệp có thể hướng đến thị trường mới với mục tiêu tìm kiếm khách hàng mới. Tuy nhiên, cách làm này cũng khá mạo hiểm hơn so với việc nằm trong vòng an toàn cũ. Cho nên khi quyết định thay đổi doanh nghiệp cần có sự tính toán cẩn trọng. Bên cạnh đó là có phương pháp phòng tránh rủi ro trong kinh doanh nếu bị thua lỗ.
Market penetration là gì? Thuật ngữ này đã được chúng tôi giải đáp thắc mắc chi tiết cho bài đọc trong bài viết này. Hy vọng, doanh nghiệp của bạn có thể tìm kiếm được phương pháp thâm nhập thị trường kinh doanh tại Việt Nam thành công trong thời gian sắp tới. Đặc biệt có điều kiện xuất khẩu ra thị trường quốc tế, đại diện tiêu biểu cho sản phẩm chất lượng đến từ doanh nghiệp Việt Nam.