Depreciation là gì? Điểm danh những phương pháp tính khấu hao hiện nay?

Depreciation là gì? Nhiều doanh nghiệp vẫn loay hoay với vấn đề tính toán chi phí khấu hao tài sản. Depreciation là một trong những thuật ngữ quen thuộc đối, được xem là chuẩn mực của kế toán Việt Nam. Vậy doanh nghiệp cần phải làm gì để tính toán chi phí khấu hao chính xác nhất. Cùng tìm hiểu qua bài viết này bạn nhé!

Depreciation là thuật ngữ chuyên ngành để sử dụng trong kế toán, mục đích mô tả phương pháp phân bổ chi phí về mặt tài sản mang tính cố định trong khoảng thời gian sử dụng nó. Đồng nghĩa với mức hao mòn tài chính thông thường. Trong đó, khấu hao được sử dụng chỉ với một số loại tài sản có thời gian sử dụng cố định và nó mất dần giá trị thông qua thời gian. Để hiểu rõ hơn vấn đề này chúng ta hãy cùng tìm hiểu về thuật ngữ Depreciation là gì sau đây.

Định nghĩa Depreciation là gì?

Depreciation trong tiếng Anh có nghĩa là khấu hao. Mức khấu hao là sự giảm sút của một giá trị tài sản trong thời kỳ sử dụng. Nó được gọi là sự tiêu hao của tư bản. Ví dụ như chất lượng nhà máy và thiết bị được sử dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm thông qua thời gian nhất định.

Sau một thời gian phải thay thế những thiết bị sản xuất này. Do đó, các doanh nghiệp phải chuẩn bị chi phí khấu hao để sử dụng cho những trường hợp hao mòn tài sản. Đây là ví dụ điển hình nhất cho việc áp dụng khoản phí khấu hao của doanh nghiệp.

Ý nghĩa của khấu hao là gì?

Về tính chất khấu hao chính là một công cụ kế toán nhằm mục đích chính là phân bổ sử dụng và phân bổ chi phí phát sinh cho một khối lượng tài sản cố định, áp dụng số thời kì kế toán. Thông qua tuổi thọ tương ứng với ước tính tài sản nhất định.

Tuy nhiên, sử dụng tính toán khấu hao chỉ nhằm phân bổ chi phí đầu tư ban đầu cho hàng hóa bán ra là chủ yếu. Nó không mang tính chất tính toán giá trị thị trường nhằm mục đích giảm đi tài sản cố định. Vì vậy đây có thể là lý do vì sao bảng tổng kết tài sản doanh nghiệp không chỉ ra được giá trị hiện thực của tài sản.

Báo cáo tài chính sẽ liên quan trực tiếp đến việc tính toán khấu hao tài sản. Cụ thể trong đó phải tính toán đến thu thập thuế của doanh nghiệp và cá nhân. Thế nhưng đây chỉ là mức khấu hao do mục đích kế toán nội bộ doanh nghiệp. Nếu tính toán vì mục đích giảm thuế sẽ phải áp dụng những tiêu chí riêng biệt.

Trong đó, khấu hao không phải là một khoản chi bằng tiền, mà nó được trích thông qua sổ sách. Cho nên nó không ảnh hưởng đến dòng tiền thực tế của doanh nghiệp. Cơ bản nó chỉ tác động đến khoản thuế doanh nghiệp phải nộp mà thôi.

Một số phương pháp tính giá trị khấu hao

Theo quy định của Bộ trưởng Bộ tài chính, phần lớn tài sản cố định có liên kết trong quá trình mua bán và sản xuất dù là bất kỳ hình thức nào cũng phải áp dụng đúng quy chế khấu hao. Trong đó, chi phí khấu hao này sẽ được hạch toán dựa vào khoản phí sản xuất trong chu kỳ kế toán mà doanh nghiệp, tổ chức đang thực hiện hoạt động.

Tùy thuộc vào những trường hợp nhất định, doanh nghiệp sẽ có những cách tính toán chi phí khấu hao phù hợp. Trong đó, điển hình có những cách tính toán phổ biến như sau:

 Straight line depreciation (Khấu hao theo đường thẳng): Đây là mức khấu hao bằng nhau qua các năm.

Accelerated depreciation (Khấu hao nhanh): Mức khấu hao giảm dần lúc đầu tăng cao, càng về sau càng giảm.

 Activity depreciation (Khấu hao theo công suất): Dựa vào số lượng sản phẩm sản xuất ra để tính toán khấu hao.

Giới thiệu hai phương pháp tính chi phí khấu hao phổ biến nhất

Tính toán khấu hao theo dạng đường thẳng

Phương pháp khấu hao này còn gọi là khấu hao tuyến tính, được nhiều doanh nghiệp áp dụng hiện nay. Phương pháp này áp dụng khấu hao theo từng năm, trong quá trình sử dụng tài sản cố định cụ thể. Tỷ lệ khấu hao sẽ được tính toán phù hợp dựa trên mức không thực hiện thay đổi.

Công thức khấu hao trung bình từng năm của tài sản cố định = Giá trị tài sản cố định / tổng thời gian sử dụng.

 Khấu hao theo dạng giảm dần

Phương pháp này cũng được nhiều doanh nghiệp áp dụng để khấu hao theo dạng đường thẳng. Đây là cách loại bỏ nhược điểm của cách khấu hao này, cũng như thúc đẩy mức khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp. Ngoài ra cũng giảm bớt đi mức khấu hao vào tổng thời gian dùng. Phương pháp này khá an toàn và hiệu quả cho doanh nghiệp giúp đẩy nhanh quá trình hoạt động và sản xuất.

Như vậy cơ bản chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm Depreciation là gì? Nếu bạn là kết toán viên có thể áp dụng một trong hai cách tính điển hình nhất để tính toán tỷ lệ khấu hao theo từng năm. Tuy nhiên cần có sự lựa chọn cân nhắc để phù hợp tình hình doanh nghiệp dựa trên số tài sản và thời gian sản dụng cụ thể nhất. Hy vọng bài viết này cung cấp những thông tin giá trị phụ vụ vấn đề giải quyết công việc cho bạn tốt nhất.