206 thương hiệu nước ngoài nhượng quyền thương mại tại Việt Nam

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, từ năm 2007, Bộ đã cấp giấy phép nhượng quyền thương mại cho 206 thương hiệu nước ngoài tại Việt Nam. Trong tổng số thương hiệu đó, mười thương hiệu đã được cấp phép trong nửa đầu năm nay.

Phần lớn những nhà nhượng quyền thương mại là từ các quốc gia như Mỹ, Anh, Pháp, Úc, Hàn Quốc, Sing-ga-po, Thái Lan, Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan, Ca-na-da và Phi-lip-pin.

Bà Nguyễn Phi Vân, chủ tịch của công ty Bán lẻ & Nhượng quyền thương mại châu Á (Retail & Franchise Asia), cũng là người sáng lập và quản lý của Hiệp hội Nhượng quyền thương mại thế giới (World Franchise Association), cho biết, Việt Nam hiện đang đứng vị trí thứ tám trong số 12 thị trường hàng đầu được Hiệp hội Nhượng quyền thương mại quốc tế (International Franchise Association) xác nhận là những thị trường có tiềm năng và giá trị nhất cho hoạt động mở rộng doanh nghiệp quốc tế.

Theo bà Vân nói, các lĩnh vực việc làm có tiềm năng nhất cho hoạt động nhượng quyền thương mại là sản xuất thực phẩm và thức uống, giáo dục, y tế và dinh dưỡng, dịch vụ kinh doanh, khách sạn, thời trang, làm đẹp và chăm sóc da, giải trí, dịch vụ cho trẻ em và nổi bật nhất là kinh doanh các cửa hàng tiện lợi.

Bà Vân cũng cho biết thêm rằng Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các thương hiệu quốc tế, đặc biệt là các thương hiệu trong khu vực. Điều đó dự báo một cách tích cực rằng xu hướng này sẽ còn tiếp tục duy trì trong ba năm tới.

Song song với xu hướng trên, các thương hiệu Việt Nam cũng đã bắt đầu phát triển nền tảng để quảng bá và đưa thương hiệu của họ ra thị trường thế giới.

Hoạt động nhượng quyền thương mại bắt đầu ở một quốc gia trong những năm 1990 với sự ra đời của các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh nổi tiếng như KFC, Lotteria và Jollibee. Và nó bắt đầu ở các nước trong khu vực Đông Nam Á như Ma-lay-si-a, Sing-ga-po và Thái Lan trong những năm 1980.

Bà Vân nói, hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang tìm kiếm, khám phá ra những cơ hội việc làm, những cơ hội kinh doanh mới thông qua hoạt động nhượng quyền thương mại, tuy nhiên, thêm vào đó, thị trường nhượng quyền thương mại ở Việt Nam vẫn còn quá mới mẻ, và các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa hiểu biết đủ rõ về nó.

Vì đây là một thị trường việc làm còn mới, các chuyên gia cho rằng có một số rủi ro nguy hiểm mà một nhà nhượng quyền thương mại nên điều tra, khảo sát cẩn thận trước khi tham gia hoặc mở rộng các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Các chuyên gia nhấn mạnh thêm, mặt khác, các nhà nhượng quyền thương mại Việt Nam cần có những hiểu biết chuyên sâu về hoạt động nhượng quyền thương mại cũng như tìm kiếm sự tư vấn từ các chuyên gia trong ngành để tránh rủi ro.