Giới Trẻ Việt Nam Có Học Vấn Nhưng Thất Nghiệp

Giới Trẻ Việt Nam Có Học Vấn Nhưng Thất Nghiệp: Sinh Viên Phải Nỗ Lực Từng Giờ Để Tìm Việc Làm Khi Vừa Mới Ra Trường

Bạn Nguyễn Thúy Hằng, 22 tuổi, đang tìm kiếm công việc kế toán trên một trang web việc làm cho biết  “Làm sao mà tôi lại có thể có kinh nghiệm ngay sau khi tốt nghiệp đại học? Không có công ty nào muốn tuyển một nhân viên có ít kinh nghiệm như tôi.”

Tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội và đã gửi CV cho hàng chục công ty trong nước và nước ngoài, nhưng chỉ có ba trong số đó gọi cho cô ấy để phỏng vấn. Nhưng thật không may, vì cô có ít kinh nghiệm hơn các ứng viên khác nên không để lại ấn tượng gì nhiều.

“Nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên phải có kinh nghiệm làm việc chuyên nghiệp ở mức trung bình với các kỹ năng tiếng Anh và công nghệ thông tin cho dù đó chỉ là một công việc bình thường.”

Sau bốn năm miệt mài học hành ở trường đại học và làm việc bán thời gian một năm với công việc gia sư và trợ lý bán hàng tại một cửa hàng văn phòng phẩm, cô vẫn chưa có được một công việc toàn thời gian.

Hằng là một trong hơn 400.000 sinh viên tốt nghiệp đại học bước vào thị trường lao động Việt Nam mỗi năm. Nhiều người trong số họ đang nỗ lực hết sức để tìm việc làm.

Hàng năm, điều khó khăn nhất trong lịch sử là chuyện tìm việc làm của những sinh viên vừa mới tốt nghiệp.

Lê Thanh Tuyền, đã tốt nghiệp bằng cử nhân tài chính và ngân hàng năm ngoái và hiện tại đang bán quà lưu niệm tại chợ đêm trong khu phố cổ của Hà Nội. Chị đã gửi CV của mình đến nhiều nơi khác nhau, nhưng chưa bao giờ nhận được phản hồi. “Tôi không biết khi nào tôi có thể tìm được một công việc phù hợp với chuyên ngành của mình. Thật sự quá khó để tìm việc làm tại Việt Nam trong thời buổi như hiện nay .”

Mặc dù các ngành dịch vụ và công nghiệp đang được cải thiện mở rộng nhưng không đủ nhanh để kịp tiếp nhận số lượng luật sư, kế toán, sinh vật học và các chuyên gia trẻ khác vì nó tăng quá nhanh.

Dương Đức Lan, giám đốc bộ phận đào tạo nghề của Bộ lao động, cho biết đất nước có lẽ có nhiều sinh viên tốt nghiệp hơn nhu cầu nhân lực hiện tại.

Ông cho biết thêm: “Việt Nam có khoảng một triệu học sinh tốt nghiệp trung học mỗi năm và chỉ có khoảng 3 phần trăm trong số đó học nghề, trong khi hầu hết những người khác chỉ muốn có bằng đại học.”

Theo số liệu mới của Bộ thì số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học không thể tìm được việc làm ngày càng tăng và nhóm này hiện chiếm 1/5 lực lượng lao động thất nghiệp của Việt Nam.

Có phải nguồn nhân lực đang dư thừa?

Bộ giáo dục cho biết 225.500 người có bằng cử nhân hoặc thạc sĩ hiện không có việc làm, tăng 13,3% so với quý 3.

Nhiều nhà tuyển dụng nói rằng sinh viên có thể nắm rất vững kiến thức trong sách vở nhưng lại không có khả năng áp dụng kiến ​​thức đó vào thực tiễn, đổi mới, giải quyết các vấn đề phức tập và làm việc nhóm chưa thực sự tốt.

Nhiều kỹ sư không biết ngoại ngữ và không theo kịp sự phát triển trong lĩnh vực của mình. Để có những kỹ sư phù hợp với yêu cầu, các công ty phải chi một khoản tiền lớn để đào tạo lại nguồn nhân lực cả trong và ngoài nước.

Giám đốc một công ty việc làm Nguyễn Thị Vân Anh, cho biết tình trạng thiếu những kỹ năng cần thiết ở Việt Nam nghiêm trọng hơn nhiều so với các nước ASEAN khác như Singapore, Malaysia và Thái Lan.

Bà nói thêm các kỹ sư trong nước không thường xuyên cập nhật công nghệ thông tin, cũng như thiếu kỹ năng ngoại ngữ và sáng tạo và các nhà quản lý có kỹ năng, kiến thức quản lý và về luật và tài chính cũng khá khiêm tốn.

ILO đã đưa ra các khuyến nghị giúp Việt Nam tăng cường việc làm, bao gồm việc điều chỉnh kế hoạch kinh tế và nhân lực, cấp chứng nhận kỹ năng và tăng cường quan hệ đối tác giữa các nhà đào tạo giáo dục nhân lực và các doanh nghiệp tư nhân.