Net profit margin là gì? Những điều bạn cần biết rõ về biên lợi nhuận ròng

Net profit margin là gì? Thuật ngữ tiếng Anh luôn là vấn đề khiến nhiều người lo lắng vì khó nắm bắt được được tính chính xác ngữ cảnh khi sử dụng trong nội dung đối thoại. Tuy nhiên, với những người chuyên làm việc trong lĩnh vực kinh tế, tài chính có lẽ khá quen thuộc đối với thuật ngữ này. Net profit margin hay còn được gọi là biên lợi nhuận ròng, thường được sử dụng đánh giá tính hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong đó không chỉ có doanh nghiệp quốc tế mà ngay cả các doanh nghiệp Việt Nam đều sử dụng thuật ngữ này để làm việc và tính toán số liệu thống kê. Mục đích sử dụng biên lợi nhuận ròng không chỉ dừng lại ở đó, nó còn phát huy nhiều công dụng hơn khi áp dụng tình hình thực tế mỗi doanh nghiệp. Trong bài viết này chúng tôi sẽ làm rõ Net profit margin là gì?

Net profit margin là gì?

Net profit margin chính là biên lợi nhuận ròng, được xem là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Nói cách khác biên lợi nhuận ròng chính là thu nhập ròng của doanh nghiệp, khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp nhận được tính theo giá trị % doanh thu. Biên lợi nhuận ròng được biểu hiện dưới dạng phần trăm phổ biến nhất. Tuy nhiên cũng có thể biểu thị dưới dạng số thập phân.

Đặc điểm của lợi nhuận ròng là gì?

Thu nhập ròng sẽ được doanh nghiệp tính toán kết quả kinh doanh sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế của công ty. Thuật ngữ lợi nhuận ròng tương đương với mức thu nhập ròng được thông báo qua kết quả kinh doanh. Hai thuật ngữ thu nhập ròng và lợi nhuận ròng có thể thay thế cho nhau sử dụng trong nhiều văn bản báo cáo hành chính.

Lợi nhuận ròng được tính toán sau khi trừ thuế của doanh nghiệp bắt buộc phải đóng. Số tiền thu được còn lại chính là lợi nhuận ròng. Hệ số biên của lợi nhuận ròng giữa những ngành nghề sẽ khác nhau. Vì vậy để giữ được mức giá ổn định thu được lợi nhuận ròng cao, doanh nghiệp cần phải có tầm nhìn xa và sự tính toán chu kỳ kinh tế phù hợp.

Khi doanh nghiệp muốn gia tăng nguồn vốn, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải quản lý hiệu quả lợi nhuận ròng cao hơn mỗi kỳ nhất định. Ngược lại thì mức tăng lợi nhuận sau thuế sẽ thu về thấp hơn so với mức tăng trưởng doanh thu. Thông qua đó, hệ số biên của lợi nhuận ròng cũng sẽ giảm đi. Trong tình trạng đó, chúng ta có thể thấy được khả năng lãnh đạo của doanh nghiệp không đạt hiệu quả cao như mong muốn và cần có sự hỗ trợ đề xuất chiến lược cải thiện tốt hơn.

Tính hệ số biên lợi nhuận ròng như thế nào?

Dựa trên những đánh giá phân tích của nhiều chuyên gia hiện nay, đã có sự thống nhất về cách tính hệ số biên lợi nhuận ròng cho các doanh nghiệp, như sau:

Biên lợi nhuận ròng = (Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu) x 100%

Biên lợi nhuận ròng còn cho thấy được khả năng tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp, sau khi đã loại bỏ hoàn toàn những chi phí phát sinh trong trong kỳ.

Nếu doanh nghiệp có chỉ số biên lợi nhuận ròng cao trong nhiều năm liên tiếp. Điều đó chứng tỏ được khả năng tăng trưởng của họ và chính sách quản lý vô cùng hiệu quả, cần duy trì và phát triển thêm.

Cần lưu ý khi áp dụng chỉ số biên lợi nhuận ròng

Xét về tính phổ biến, mặc dù biên lợi nhuận ròng được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay. Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia hàng đầu phải thừa nhận rằng, một trong 3 chỉ số biên lợi nhuận cơ bản như: Gross margin, Operating margin, Net profit margin, trong đó biên lợi nhuận ròng là một chỉ số dễ bị tác động bởi những nghiệp vụ kế toán nhất hiện nay.

Bởi vì chỉ trừ đi tiêu chí lợi nhuận sau thuế chính là chỉ tiêu cuối cùng được kế toán áp dụng. Ở mỗi khâu khác nhau hạch toán doanh thu lại chịu nhiều tác động bởi các nghiệp vụ có liên quan.Vì vậy bạn đừng quá vội mừng nếu như biên lợi nhuận ròng được cải thiện nhanh chóng.

Doanh nghiệp cần chú ý gì khi tính lợi nhuận ròng?

Doanh nghiệp cần những bước đi đường dài để tính toán lợi nhuận ròng mang tính bền vững hơn trong nhiều năm liền. Có thể lợi nhuận ròng tăng đột ngột chỉ biểu hiện hiệu ứng tích cực trong một thời điểm cụ thể. Qua giai đoạn đó tình hình có thể ngày càng chuyển biến tiêu cực hơn. Điều quan trọng bạn hãy chắc chắn rằng doanh nghiệp đó sẽ không phải sử dụng nghiệp vụ kế toán sau đó.

Như chúng tôi đã trình bày, biên lợi nhuận ròng chỉ đánh giá mức độ sinh lời khi hoàn thành việc tiêu thu đơn hàng, sản phẩm. Biên lợi nhuận ròng chưa phản ánh hết tình trạng lợi nhuận doanh nghiệp. Đồng thời, nó cũng chưa phản ánh chỉ số tăng trưởng chính sách hoạt động doanh nghiệp đã phù hợp điều kiện phát triển kinh tế hay chưa?

Vì vậy, khi đo lường lợi nhuận của một sản phẩm được hoàn thiện và tiêu thu làm giảm đi lợi nhuận chung. Điều đó có nghĩa là việc sản xuất sản phẩm đó không đảm bảo được hiệu quả và không được người tiêu dùng đón nhận. Tốt nhất nên ngừng sản xuất hay có biện pháp cải thiện chính xác.

Kết luận chung cho thấy các doanh nghiệp và cá nhân hoạt động kinh doanh với mục đích với việc tạo ra lợi nhuận chung, cần tính toán chi phí kinh doanh và hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp thông qua biên lợi nhuận ròng. Net Profit Margin là gì? Net Profit Margin là hệ số mục đích dùng so sánh nội bộ và đánh giá chiến lược định giá của công ty để có chế độ kiểm soát tốt nhất.